bài test Trait-map đo lường tính cách con người hiệu quả

BÁO CÁO TRAIT-MAP TỪ A TỚI Z

Mục lục

Báo cáo Trait-Map từ A tới Z sẽ giới thiệu đến mọi người cái nhìn tổng quan về cách làm, cũng như ứng dụng với cá nhân hay doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn mong tìm kiếm được nhân sự phù hợp. Còn nhân viên cũng mong muốn tìm kiếm được công ty mà mình có thể gắn bó dài lâu. Vậy mà chuyện này lại ít khi xảy ra. Thường chúng ta chỉ thấy được:

  • Nhân sự nghỉ việc liên tục
  • Nhân viên không biết làm gì, tán gẫu thường xuyên.
  • Doanh số không tăng
  • Tình trạng không công nhận lẫn nhau gây ra tranh cãi và mâu thuẫn.

Để xử lý triệt để các vấn đề này, ta cần giải quyết đầu tiên là từ nhân sự. Việc hiểu rõ nguyên nhân từ nhân sự sẽ giúp ta có giải pháp toàn diện và bền vững hơn. Nhưng làm sao để chúng ta hiểu rõ về một người, ngay cả khi mà đến họ cũng không biết rõ về chính mình?

Giải pháp là…?

Ở những công ty nhỏ, sếp thường sẽ trò chuyện trực tiếp với nhân viên để tìm hiểu về công việc, động lực, năng lực làm việc, quan hệ với đồng nghiệp khác,… để đưa ra hướng giải quyết. Thường giải quyết theo cách này chỉ áp dụng được với những công ty có quy mô khá nhỏ. Đó là còn chưa kể rủi ro về mặt đánh giá cảm tính. Đối với những công ty 200-1000 người hoặc hơn thì sao? 

Các bài test năng lực và tính cách sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này. Dựa trên kết quả báo cáo, chúng ta có thể dễ dàng nhận định được chính xác về một nhân sự nào đó. Và từ những nhận định đó, ta có thể sắp xếp, sử dụng nhân sự sao cho phù hợp nhất với công việc và với đội nhóm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các vị trí quản lý cấp cao hoặc những người ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay đang có rất nhiều bài test/bài báo cáo được doanh nghiệp sử dụng để tuyển chọn nhân sự. Mỗi bài sẽ có những giá trị rất riêng mà tùy vào đó ta có thể chọn lựa sao cho phù hợp với công ty của mình nhất.

Ở bài viết này, Viện Quest xin giới thiệu đến bạn đọc về báo cáo Trait Map từ A đến Z, đang được sử dụng rất phổ biến ở Châu Âu và ngày càng được tin dùng tại nhiều doanh nghiệp Việt.

1. Trait-Map là báo cáo gì?

Xem chi tiết về cách làm bài Trait-Map tại: https://vienquest.com/trait-map/

Trait-Map là một báo cáo gồm 25 câu hỏi được thực hiện online. Mỗi câu hỏi là một tình huống, tương tự với các tình huống xã hội/công việc mà ta thường gặp. Thông qua lựa chọn của người làm báo cáo, mà hệ thống có thể đưa ra kết quả về tính cách của một người trong công việc.

Kết quả này dựa trên mô hình Big-Five, và từ đó chia nhỏ ra thành 25 tính cách thường được một người thể hiện trong công việc. 

Với từng tính cách cụ thể, một người có xu hướng lệch sang trái hay sang phải. Từ báo cáo đó, ta biết chính xác trong một số tình huống, người đó thường thể hiện như thế nào.

Và tùy vào từng nghề nghiệp cụ thể, sẽ cần những tính cách đặc trưng. Từ đó, đối chiếu với báo cáo cá nhân, ta sẽ biết một người phù hợp bao nhiêu % so với vị trí. Và nếu không phù hợp, thì là ở điểm nào. Ta sẽ biết cách làm việc với nhân sự đó cũng như tổ chức những chương trình bổ sung để cải thiện những điểm chưa tốt, tăng cường những tính cách tích cực.

2. Ứng dụng báo cáo Trait-Map từ A tới Z trong việc quản lý nhân sự:

Bạn xem chi tiết tại đây: https://vienquest.com/bao-cao-trait-map-cho-biet-gi-ve-tinh-cach-nhan-vien-trong-cong-viec/

Báo cáo Trait-map không dừng lại ở việc phân tích sâu 25 tính cách. Mà nó sẽ đúng như tên gọi của bài test Báo cáo tính cách trong công việc. Sau khi nghiên cứu và phân tích các tính cách đặc trưng cần có ở một số kĩ năng cơ bản của người nhân viên, người đánh giá đưa ra được những kết luận cho các câu hỏi như:

  • Vì sao cùng một đội nhóm nhưng có người làm tốt, có người kém hiệu quả?
  • Giữa các cá nhân trong đội nhóm có mâu thuẫn là do đâu?
  • Làm gì để giúp công ty/đội nhóm tăng hiệu suất công việc?
  • Nếu họ không phù hợp với vị trí này thì vị trí nào là phù hợp với họ?
  • Làm gì để giúp đỡ nhân sự cải thiện và phát triển bản thân?

Một số ví dụ về ứng dụng báo cáo Trait-Map để đánh giá kỹ năng của nhân sự như:

3. Ứng dụng báo cáo Trait-Map trong team building:

Để hoàn thành tốt công việc, chúng ta luôn cần đến đội nhóm. Cũng giống như những môn thể thao tập thể vậy. Một đội có thể gồm 11 cầu thủ xuất sắc. Nhưng chưa chắc đó lại là đội vô địch. Nhiều khi một đội bình thường hơn lại là đội về nhất.

Điều quan trọng là phải có sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên. Mỗi người sẽ phụ trách 1 vị trí trong sơ đồ tổ chức chung. Và sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi vị trí ấy đều đang có đúng người, mà lại phối hợp nhịp nhàng cùng những vị trí khác. 

Báo cáo Trait-Map cũng có thể cho chúng ta thấy được những vấn đề về đội nhóm như thế này. Bạn có thể xem thêm phân tích kết quả của báo cáo về vai trò trong đội nhóm tại: https://vienquest.com/bao-cao-trait-map-cho-biet-gi-ve-nang-luc-doi-nhom-phan-5/

Hoặc trong trường hợp có xung đột (cả hướng tích cực lẫn tiêu cực), ta có thể đọc thêm về phong cách xung đột để khéo léo đưa ra phương hướng xử lý tốt nhất cho đội nhóm.

4. Báo cáo Trait-Map có khác biệt gì so với những bài test khác?

Mỗi báo cáo Trait-Map thường có giá trị sử dụng lên đến 5 năm. Lý do là vì nó thể hiện tính cách trong công việc. Mà tính cách lại là thứ khó thay đổi nhất. 

Tuy nhiên khi nhìn vào báo cáo và những đo lường từ báo cáo đưa ra, luôn cần đến những phương pháp hỗ trợ khác như quan sát, phỏng vấn, khảo sát… để có thể đưa ra đánh giá toàn diện. Ở phần cuối của mỗi báo cáo sẽ là những gợi ý để giúp chúng ta phát triển bản thân, cải thiện/thay đổi một số tính cách để phù hợp hơn với công việc hoặc những ý định, mục tiêu của người được đánh giá hoặc người đánh giá.

https://vienquest.com/bai-test-trait-map-va-su-noi-bat-cac-ki-nang-cua-mot-nhan-vien-phan-6/

5. Một số ví dụ khác về việc sử dụng báo cáo Trait-Map từ A tới Z

Khi doanh nghiệp xác định được những yêu cầu cần thiết tại một vị trí, ta cũng có thể sử dụng Trait-Map trong quá trình xây dựng khung năng lực. Dựa vào kết quả, bạn sẽ xác định được tính cách nào là cần thiết cho đúng vị trí đó.

  • Đặc điểm tính cách nào của người được đánh giá sẽ phù hợp?
  • Xu hướng tính cách nào có thể thay đổi?
  • Xác suất phù hợp của người đó sao với khung năng lực là bao nhiêu?
  • Làm sao để đào tạo?
  • Kế hoạch đào tạo trong bao lâu?
  • Bao giờ thì tái đánh giá lại lần 2…

Tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp, những câu hỏi đưa ra có thể là nhiều hay khác đi để nhằm tìm ra được người có năng lực và phù hợp với giá trị, văn hóa của doanh nghiệp.

Hầu hết tất cả các ngành nghề, vị trí đều có thể hay thậm chí là cần thiết khi sử dụng bài test Trait-map bởi tính khả dụng và thực tiễn của báo cáo khi áp dụng. 

  1. Bài test dùng để đánh giá dành cho cấp lãnh đạo: https://vienquest.com/trien-khai-bai-test-danh-gia-kha-nang-lanh-dao-danh-cho-cap-quan-ly-tai-hr/
  2. Bài test dành do vị trí kế toán: https://vienquest.com/dao-tao-nhan-su-cap-cao-tai-phong-tai-chinh-ke-toan/
  3. Cách duy trì văn hóa doanh nghiệp dành cho bộ phận HR: https://vienquest.com/duy-tri-van-hoa-doanh-nghiep-trong-hr/
  4. Định hướng nghề nghiệp dành cho sinh viên: https://vienquest.com/dinh-huong-nge-nghiep-va-nhan-thuc-ban-than-som/

Để có thể giải được bài toán về nhân sự nhưng không làm mất quá nhiều thời gian và chi phí. Việc sử dụng bài test đo lường là một giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, việc thắt chặt chi phí là cần được ưu tiên nhất.

Liên Hệ Với Quest  Ngay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *