mâu thuẫn trong động lực

Mâu thuẫn trong động lực làm việc của cá nhân thể hiện như thế nào?

Mục lục

Công việc chiếm phần lớn thời gian trong đời sống của mỗi người. Bạn sẽ không thấy ai hạnh phúc khi công việc của họ thất bại; sẽ không thấy gia đình ai đó vui vẻ mà công việc của họ hay của vợ họ gặp vấn đề. Bạn sẽ không tận hưởng được cuộc sống khi bạn chán ngán công việc hiện tại.

Khi mới bắt đầu làm việc, tuyệt vời nếu bạn có một công việc mơ ước; một công việc với đam mê và đầy năng lượng để phát triển. Tuy nhiên, có khi nào bạn gặp phải những vấn đề dưới đây; hay bạn thấy người xung quanh bạn trong hoàn cảnh này?

1. Mâu thuẫn trong động lực nội tại của cá nhân

Mâu thuẫn trong động lực nội tại của cá nhân xuất phát từ mâu thuẫn về nhu cầu nào cần được thỏa mãn ở thời điểm hiện tại và tương lai.

  • Phân vân giữa việc theo đuổi đam mê hay chọn công việc phục vụ nhu cầu trước mắt.
  • Phân vân giữa thử thách, phát triển bản thân; hay chọn một cuộc sống ổn định, công việc ổn định.
  • Những “zombie” công sở, không có cảm hứng hay động lực làm việc. Những người không muốn gắn kết với công ty nhưng họ cũng không ra đi. Sống cuộc sống nhàm chán với việc lặp đi lặp lại cùng công việc, cùng những con người, mỗi ngày, mỗi ngày.
  • Chịu đựng một công việc không hề yêu thích, trong khi luôn suy nghĩ về một đam mê xa vời nào đó.
  • Luôn suy nghĩ mình phải làm cái này, phải làm cái kia; nhưng không hề có sự khởi đầu vì thiếu động lực.
  • Ngại bắt đầu điều mới vì sự mâu thuẫn trong suy nghĩ rằng mình sẽ thất bại, xấu hổ, mình sẽ mất tất cả nếu không đạt được.

Một số người làm 2 công việc; 1 là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, 2 làc để thỏa mãn đam mê. Nhưng nhược điểm là vấn đề kiệt sức vì phải cần nhiều sự nỗ lực để cân bằng giữa hai công việc, hai lĩnh vực.

2. Mâu thuẫn động lực giữa cá nhân và người khác

Khi một nhu cầu xuất hiện, sự căng thẳng cảm xúc dần nhen nhóm, từ đó định hướng và điều chỉnh động cơ con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó. Và chính lúc này, cũng là lúc phát sinh mâu thuẫn trong mỗi người hay giữa người này và người khác.

Người khác ở đây có thể là người trong đội nhóm, người trong cùng công ty, bạn bè hay cả người trong gia đình. Đó là vì nhu cầu và định hướng hành động mỗi người là khác nhau. Ví dụ như bạn muốn khởi nghiệp nhưng nhu cầu của gia đình bạn đang cần là tài chính. Ví dụ như công ty định hướng xây dựng phong cách làm việc đội nhóm trong khi bạn thiên hướng muốn làm việc một mình.

Và rất nhiều những vấn đề khác gây nên một môi trường làm việc; một cuộc sống cá nhân; một cuộc sống gia đình thiếu sự tương thích. Dẫn đến thiếu năng lượng thúc đẩy cá nhân làm việc.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến việc mâu thuẫn trong động lực làm việc?

Cá nhân mỗi người khi nào cũng có nhu cầu nào đó để thỏa mãn. Có thể là nhu cầu bên ngoài, gồm có nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội. Hay nhu cầu nội tại, đến từ bên trong bản thân mỗi người.

Sự không rõ ràng giữa nhu cầu nào cấp thiết, nhu cầu nào cần thời gian dài để giải quyết dẫn đến sự phân vân và mâu thuẫn.

  • Sai lầm ngay từ bước lựa chọn công việc.

Thiếu sự thấu hiểu về bản thân khiến họ không biết khuynh hướng tính cách nghề nghiệp của chính mình. Lựa chọn sai lầm từ việc thúc đẩy, sắp xếp của gia đình. Chạy theo của xu hướng xã hội mà công việc đó không có sự tương tích với bản thân mình.

  • Áp lức trước sự thay đổi.

Chúng ta nhận ra sự không phù hợp của công việc nhưng lo sợ trước sự thay đổi. Sợ lãng phí thời gian đã học, lãng phí kinh nghiệm đã có, sợ chúng ta bắt đầu trễ hơn so với mọi người.

Khi có công việc ổn định, một lần nữa chúng ta lại ngại hay lười trước sự thay đổi. Tuy nhiên xã hội luôn phát triển, sẽ không có gì ổn định mãi mãi, nó đòi hỏi sự phát triển liên tục ở mỗi người.

  • Không có kế hoạch phát triển bản thân. Khi khoảng cách giữa sự tính cách, năng lực của bạn và công việc quá lớn. Tình trạng bỏ cuộc hay buông xuôi chất lượng công việc sẽ xảy ra nếu bạn không còn động lực để lấp đầy khoảng trống đó.
  • Cho phép bản thân chấp nhận những gì hiện có sẽ khiến động lực làm việc của bạn giảm xuống.

4. Giải pháp nào giảm thiểu sự mâu thuẫn trong động lực làm việc của mỗi người.

Sự mâu thuẫn là vì chúng ta chưa làm rõ ràng được vấn đề mình gặp phải. Từ những nguyên nhân trên, hãy tìm ra giải pháp phù hợp.

  • Tìm hiểu về động lực hiện tại của bản thân. Điều gì đang khiến bạn muốn làm hay phải làm việc mỗi ngày; hay điều gì đang khiến bạn áp lực, phân vân, mâu thuẫn.
  • Xác định nhu cầu nào cấp thiết để tập trung giải quyết. Đồng thời lên kế hoạch dài hạn cho những vấn đề bạn quan tâm, sẽ thực hiện trong tương lai.
  • Tìm hiểu nhiều khía cạnh về bản thân mình để có những lựa chọn đúng đắn. Nó là về cả tính cách nghề nghiệp, năng lực, kỹ năng, hiệu suất làm việc, động lực làm việc. Khi có cái nhìn rõ ràng về điểm mạnh điểm yếu của bản thân, bạn sẽ có những sự lựa chọn phù hợp để phát huy thế mạnh, để hạn chế điểm yếu và cải thiện chúng mỗi ngày.
  • Cải thiện trí tuệ cảm xúc để có thể tự xây dựng hay lấy lại động lực.
  • Tất nhiên chúng ta vẫn phát triển bản thân mỗi ngày về năng lực, về kỹ năng để có một nền tảng vững chắc trong việc phát triển sự nghiệp của mình.

5. Một số công cụ hỗ trợ cải thiện động lực và phát triển bản thân.

5.1. Motivation Questionnaire (MQ) – Bộ Câu Hỏi Động Lực Đến Từ Đức.

Kết quả đánh giá bài Test MQ dựa vào nhu cầu Maslow. Đó là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. MQ Test giúp khám phá động lực từng cá nhân thông qua bảng câu hỏi động lực. Nó đo lường cả Nhu cầu và Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và phổ biến nhất của nhân viên.

MQ Test đo lường được xu hướng tâm lý và động lực của nhân viên là do các yếu tố bên ngoài (ngoại tại), hay bên trong (nội tại). Thông qua kết quả đo lường là cơ sở để hiểu nhân viên mình cần những gì. Từ đó tạo động lực để họ làm việc hiệu quả, tạo thêm nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

5.2. Uchida-Kraepelin (UK Test) Đến Từ Nhật Bản.

Uchida-Kraepelin (UK Test) là bài Test phân tích nhân lực một cách nhanh và chính xác nhất. Kết quả phản ánh khả năng làm việc, đo lường hiệu suất công việc, xu hướng hành động, thói quen và những giao động tâm lý đáng lưu ý. 

UK Test là nguồn thông tin để doanh nghiệp đo lường năng lực; mức độ phù hợp với chuyên môn và đặc tính của công việc. Sử dụng trong quá trình tuyển dụng, phân bổ vị trí, phân chia loại công việc và khối lượng công việc cho nhân viên.

Tìm hiểu thêm về bài Test Uchida-Kreaepelin: https://vienquest.com/uchida-kraepelin/

5.3. Trait-Map – Bài Test Xu Hướng Tính Cách Nhân Sự Của Đức.

Bài Test Trait-Map dựa trên mô hình Big-five, giúp xác định tính cách người tham gia, nhận diện các dạng tính cách, quan điểm sống và phong cách làm việc. 

Kết quả Test Trait-Map có những chi tiết như biểu hiện tính cách trong các kỹ năng thiết yếu; khả năng chịu đựng áp lực; tính tỉ mỉ, chi tiết và nghiêm túc trong sự tận tâm… 

Test Trait-Map đặc biệt ứng dụng hiệu quả trong đánh giá nhóm. Quản lý sẽ biết được tính cách nào vượt trội và những tính cách nào ít thể hiện ở mỗi người. Họ cũng nhận ra vai trò nổi bật nhất trong nhóm của từng cá nhân. Nhận diện khả năng đảm nhận vai trò nào, ví trị nào trong đội nhóm cũng có thể được thực hiện. Nhờ vậy, doanh nghiệp biết sắp xếp nhân lực phù hợp để phát huy tốt nhất hiệu quả công việc; cũng như kịp thời hỗ trợ, đào tạo nếu còn điều hạn chế và cần cải thiện.

Tìm hiểu thêm về bài Test Trait-Map: https://vienquest.com/trait-map/

EQ Test: https://vienquest.com/tri-tue-cam-xuc-ki-nang-de-tro-thanh-nha-quan-tri-tai-ba/

Liên Hệ Với Quest  Ngay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *