khủng hoảng nhân sự kế thừa

KHỦNG HOẢNG ĐỘI NGŨ KẾ THỪA TRONG DOANH NGHIỆP

Mục lục

Đội ngũ kế thừa trong doanh nghiệp là nguồn nhân lực cốt lõi đảm bảo sự vững chắc hiện tại; sự sẵn sàng, kết nối và phát triển cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Có kế hoạch trong việc xây dựng một đội ngũ kế thừa; chính là xây dựng nên những nhà quản lý, nhà lãnh đạo tương lai cho doanh nghiệp.

“Rồi một ngày tôi sẽ rời đi, sẽ nghỉ hưu. Các bạn chính là người chủ, người kế thừa tương lai của doanh nghiệp này”

Vậy doanh nghiệp của bạn đã có kế hoạch dự phòng nhân sự cho tương lai gần và xa hay chưa? Đặc biệt là sau cắt giảm nhân sự do dịch bệnh kéo dài vừa qua. Tình trạng nhân sự của doanh nghiệp liệu có còn đảm bảo cho hoạt động hiện tại? Và liệu chất lượng nhân lực còn đảm bảo để có một đội ngũ kế thừa trong tương lai xa hơn nữa?

I. Vấn đề của khủng hoảng hiện tại như thế nào?

1. Khủng hoảng về số lượng nhân sự

Vì một số lý do, có thể là cắt giảm, có thể là nhân viên xin nghỉ việc thời gian vừa qua. Vấn đề trước hết ai cũng có thể thấy là giảm về số lượng.

Số lượng nhân sự giảm, một số vị trí không quan trọng để trống; nhưng công việc của vị trí đó vẫn phải duy trì. Nó được cộng dồn cho một người khác, người có thể làm việc đó tốt nhất có thể. Tuy nhiên về sự chuyên nghiệp sẽ không thể nào đảm bảo được như lúc trước.

Trong khi đó hoạt động kinh tế đang hồi phục lại sau dịch. Khối lượng công việc dần tăng lên, và nhân sự cho các vị trí không thể tuyển và dụng liền.

2. Chất lượng nhân sự hiện tại

Như đã nói trên, số lượng công việc tăng cho số nhân viên bị giảm xuống nên không thể nào đảm bảo về mặt chất lượng. Tính chuyên môn và thời gian thực hiện bị chia nhỏ.

Một số nhân viên ở lại những không đáp ứng được công việc. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể cắt giảm thêm vì ít nhất vẫn cần người cầm cự một công việc nhỏ nào đó.

Thật khó chấp nhận để ngưng một số hoạt động kinh doanh vì thiếu người. Những nhân viên còn ở lại, dù thực sự là những người giỏi thì họ cũng không thể phát huy hết khả năng của mình. Họ phải mất thêm thời gian để xử lý những vấn đề khác thay vì tập trung vào chuyên môn như trước kia.

Khủng hoảng của doanh nghiệp hơn hết là những nhân sự chủ chốt ra đi trong thời gian khó khăn.

3. Lý do từ doanh nghiệp:

  • Tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
  • Bắt buộc phải cắt giảm nhân viên, tuy nhiên lại gây áp lực cho những người còn ở lại. Dần dần nếu không có giải pháp cải thiện khiến những người này bị áp lực vì gồng gánh nhiều việc cùng lúc.
  • Không có nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên.
  • Không có hoặc không rõ ràng trong lộ trình phát triển nghề nghiệp cho những nhân sự kế thừa.
  • Sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp không đủ khiến họ cùng vượt qua gia đoạn khó khăn.
  • Không phân tích nhân sự của doanh nghiệp; để xem xét chiến lược đào tạo hay nhận định những động lực nào có thể giữ chân nhân viên ngay cả tình hình tài chính không thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

4. Lý do từ cá nhân nhân viên:

  • Áp lực từ khối lượng và chất lượng công việc.
  • Quyền lợi không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân.
  • Không tìm thất cơ hội thăng tiến hay khả năng học hỏi, phát triển nghề nghiệp.
  • Họ có cơ hội phát triển hay hưởng quyền lợi tốt hơn ở một nơi khác.

Mất đi những những nhân viên cốt lõi là một thiệt hại và ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp nào để đảm bảo hoạt động ổn định ngay cả khi khó khăn? Nó phụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân viên kế thừa; những người có thể đảm nhận được vị trí mới ngay khi có biến động trong nhân sự.

II. Giải pháp để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp

1. Quan tâm đến quyền lợi của nhân viên hiện tại.

Với tình hình hiện tại, nếu chưa tuyển được nhân viên đảm nhiệm cho vị trí còn thiếu. Việc tăng quyền lợi và quan tâm đến những vấn đề khác của nhân viên là điều cần được quan tâm. Hãy quan tâm đến động lực khiến họ có thể tiếp tục gắn kết và cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

2. Tuyển dụng nhân viên mới

Tất nhiên không thể tuyển và dụng ngay vì người mới sẽ cần thời gian để làm quen với công việc cũng như môi trường làm việc. Trong khi đó sự thiếu hụt vẫn còn khiến áp lực đặt lên người mới lại càng nhiều. Có kế hoạch đào tạo rõ ràng để họ có thể thích nghi và làm việc một cách ổn định nhất là điều được quan tâm. Đây là giải pháp cho kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.

3. Giải pháp cốt lõi chính là xây dựng đội ngũ kế thừa.

Ngay cả trước khi gặp phải khó khăn hay thách thức. Đội ngũ nhân viên kế thừa là người gắn kết với sự phát triển cũng như sẵn sàng vượt qua giai đoạn khó khăn với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, họ này chính là những chìa khóa quan trọng, đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, chủ chốt trong hoạt động của kế hoạch đó.

Hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn khi có sự thay đổi nhân sự; tạo cơ hội cho những người có tiềm năng phát triển. Họ nắm rõ được lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân. Điều này làm tăng sự gắn bó lâu dài của nhân sự vì mục tiêu riêng của cá nhân song song gắn liền với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

III. Một số công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích nhân sự và xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp.

1. Motivation Questionnaire (MQ) – Bộ Câu Hỏi Động Lực Đến Từ Đức.

Kết quả đánh giá bài Test MQ dựa vào nhu cầu Maslow. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người. MQ Test giúp khám phá động lực từng cá nhân thông qua bảng câu hỏi động lực. Nó đo lường cả Nhu cầu và Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và phổ biến nhất của nhân viên.

MQ Test đo lường được xu hướng tâm lý và động lực của nhân viên là do các yếu tố bên ngoài (ngoại tại), hay bên trong (nội tại). Thông qua kết quả đo lường là cơ sở để hiểu nhân viên mình cần những gì. Từ đó tạo động lực để họ làm việc hiệu quả, tạo thêm nhiều giá trị cũng như tăng sự gắn kết giữa sự phát triển cá nhân và doanh nghiệp.

2. Uchida-Kraepelin (UK Test) Đến Từ Nhật Bản.

Uchida-Kraepelin (UK Test) là bài Test phân tích nhân lực một cách nhanh và chính xác nhất. Kết quả phản ánh khả năng làm việc, đo lường hiệu suất công việc, xu hướng hành động, thói quen và những giao động tâm lý đáng lưu ý. 

UK Test là nguồn thông tin để doanh nghiệp đo lường năng lực; mức độ phù hợp với chuyên môn và đặc tính của công việc. Sử dụng trong quá trình tuyển dụng, phân bổ vị trí, phân chia loại công việc và khối lượng công việc cho nhân viên.

Tìm hiểu thêm về bài Test Uchida-Kreaepelin: https://vienquest.com/uchida-kraepelin/

3. Trait-Map – Bài Test Xu Hướng Tính Cách Nhân Sự Của Đức.

Bài Test Trait-Map dựa trên mô hình Big-five, giúp xác định tính cách người tham gia, nhận diện các dạng tính cách, quan điểm sống và phong cách làm việc. 

Kết quả Test Trait-Map có những chi tiết như biểu hiện tính cách trong các kỹ năng thiết yếu; khả năng chịu đựng áp lực; tính tỉ mỉ, chi tiết và nghiêm túc trong sự tận tâm… 

Test Trait-Map đặc biệt ứng dụng hiệu quả trong đánh giá nhóm. Quản lý biết được tính cách nào vượt trội và những tính cách nào ít thể hiện ở mỗi người. Họ còn nhận ra vai trò nổi bật nhất trong nhóm của từng cá nhân. Từ đó, họ biết nhận diện khả năng đảm nhận vai trò nào, ví trị nào trong đội nhóm. Từ đó, doanh nghiệp có phương án sắp xếp nhân lực phù hợp để phát huy tốt nhất hiệu quả công việc; cũng như kịp thời hỗ trợ, đào tạo nếu còn điều hạn chế và cần cải thiện.

Tìm hiểu thêm về bài Test Trait-Map: https://vienquest.com/trait-map/

EQ Test: https://vienquest.com/tri-tue-cam-xuc-ki-nang-de-tro-thanh-nha-quan-tri-tai-ba/

Liên Hệ Với Quest  Ngay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *