quản lý tài chính hiệu quả, tối ưu chi phí

LÀM SAO ĐỂ TỐI ƯU CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP?

Mục lục

 

Tùy theo sự phát triển của mỗi công ty, mức chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau. Và thường, chúng chiếm khoảng 10% trên tổng doanh thu sẽ là hợp lý đối với một doanh nghiệp. Và làm sao để quản trị tốt chi phí quản lý doanh nghiệp?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là kinh phí để doanh nghiệp có thể vận hành. Đây là một yếu tố quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quản trị chi phí là điều mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Dựa vào đây, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa chi phí một cách phù hợp, hiệu quả và dễ kiểm soát.

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
1.1. Chi phí nhân viên quản lý:

Được coi là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp. Nó bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp,… của con người trong doanh nghiệp. 

1.2. Chi phí vật liệu quản lý:

Là các khoản phí chi cho vật liệu trong công tác quản lý doanh nghiệp: công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, … vật liệu được sử dụng trong việc sửa chữa tài sản cố định,… được hạch toán thông qua tài khoản 6422.

1.3. Chi phí đồ dùng văn phòng:

Là chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng, được hạch toán thông qua tài khoản 6423

1.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Phản ánh khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, máy móc thiết bị quản lý,… được hạch toán trong tài khoản 6424

1.5. Thuế, phí và lệ phí:

Là chi phí cho thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác,… được nêu trong tài khoản 6425

1.6. Chi phí dự phòng:

Dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được hạch toán thông qua tài khoản 6426.

1.7. Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Đây là các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… được hạch toán thông qua tài khoản 6427.

1.8. Chi phí bằng tiền khác:

Các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,… 

Từ đây có thể thẩy rằng, nhà quản trị cần phải hiểu rõ về chi phí quản lý doanh nghiệp. Và xây dựng một kế hoạch quản lý hiệu quả thì mới có thể vận hành doanh nghiệp tốt được.

2. Làm sao để quản trị chi phí tốt nhất

Hiện nay, việc kiểm soát chi phí quản lý đều được thực trên phầm mềm. Việc này giúp công tác quản lý dễ dàng, tối ưu, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một việc quan trọng không kém trong việc quản lý chi phi. Đó là lựa chọn “ai là người phù hợp” để quản trị?

Người quản trị trong quản lý chi phí nắm vai trò như một phần trong quản lý dòng tiền. Nên họ phải là người tỉ mỉ, chi tiết trong việc thu-chi. Biết cách định mức chi tiêu phù hợp với doanh thu công ty. Để làm được điều này, người quản trị cần nắm vững các thông tin về giá, chất lượng sản phẩm. Cũng như hiểu rõ các chi phí, cũng nên có kinh nghiệm trong quản trị con người.

Hơn thế nữa, đây là bộ phận ảnh hưởng rất rộng trong doanh nghiệp. Nó giống như một mắt xích không thể thiếu trong điều hành, phát triển bộ máy công ty. Nên ngoài kiến thức chuyên môn, họ cũng cần là người biết ngoại giao, không quá khô khan, cứng nhắc. Dễ dàng linh động, phối hợp với các bộ phận liên quan trong trường hợp đột xuất.

3. Vậy, có cách nào nhận biết ai là người phù hợp?

Bằng việc quan sát, đánh giá và qua kinh nghiệm làm việc. Doanh nghiệp có thể nhận ra, ai là người có năng lực đủ đáp ứng. Tuy nhiên, năng lực lại không phải là tất cả. Vì thói quen làm việc, tâm lý, kĩ năng cũng rất quan trọng. Mà tất cả những yếu tố này, không thể hiện rõ ra ngoài. Hoặc nếu có, cũng sẽ có những nhận định chưa hoàn toàn chính xác.

Chính vì vậy, để trả lời câu hỏi “ai là người phù hợp”, Doanh nghiệp cần tiến hành cho ứng viên tham gia các bài test về tâm lý, tính cách và năng lực làm việc.

Thông qua bài test đo lường, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ nét, chính xác, có cơ sở về ứng viên. So sánh với các tiêu chí tại vị trí, để tìm người phù hợp, hoặc đào tạo kịp thời. Hạn chế việc đặt sai người, sai vị trí. Bên cạnh đó, ứng viên sẽ công nhận chính mình, khắc phục và phát triển bản thân.

Với bài test tâm lý Uchida-Kraepelin hay Trait-map tại Viện Quest. Ngoài đo lường năng lực cá nhân, doanh nghiệp có thể chẩn đoán sức khỏe đội nhóm. Điều này giúp doanh nghiệp biết cách sàng lọc, sắp xếp, đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đáng kể.

 

Liên hệ với Quest ngay hôm nay để nhận tư vấn giải pháp đo lường năng lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *