năng lực của người lãnh đạo là gắn kết và thúc đẩy đội nhóm phát triển

KIỂM TRA NĂNG LỰC KẾ TOÁN HIỆU QUẢ NHẤT

Mục lục

Kiểm tra năng lực kế toán là việc quan trọng cần phải làm. Kế toán là một vị trí đặc biệt quan trọng trong đối với doanh nghiệp. Bộ phận kế toán cần có nghiệp vụ chuyên môn cao và tỉ mỉ. Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác cùng với những phẩm chất trung thực, nhanh nhẹn và linh hoạt. Cũng chính vì vậy, mà những người thuộc cấp quản lý trong bộ phận kế toán cần có năng lực rất cao. Họ ngoài kiến thức chuyên môn, còn cần đến các kĩ năng mềm để quản lý, ngoại giao, điều phối công việc. Vậy thì làm cách nào để doanh nghiệp tuyển đúng quản lý kế toán? Bài kiểm tra năng lực kế toán sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra lời giải cho câu hỏi này.

1. Các kĩ năng mà cấp quản lý kế toán cần có là gì?

Điều dĩ nhiên, một người thuộc cấp quản lý cần có một lượng kiến thức rộng, với kinh nghiệm làm việc đủ lâu để giải quyết những vấn đề/sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, họ cần có phẩm chất và kĩ năng khác như:

– Tính cách trung thực và luôn cẩn trọng, tỉ mỉ với mỗi báo cáo, kết quả, sổ sách. Sự ngăn nắp, sắp xếp khoa học cũng được ưu tiên.

– Nhạy bén trong công việc. Đó là khả năng linh hoạt và luôn thích ứng cao với môi trường bên ngoài, biến động trong công ty. Họ cần phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp tốt nhất, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả.

– Tư duy hệ thống, bố trí nhân sự hợp lý.

– Là cầu nối giữa nhân sự và cấp lãnh đạo. Họ cũng là người tiên phong và thúc đẩy nhân sự phát triển.

– Giao tiếp tốt

  • Với cấp dưới, họ giống như người lắng nghe, giải tỏa khúc mắc trong công việc, đội nhóm. Người quản lý phải sẵn sàng trưng cầu, sàng lọc ý kiến để giúp phòng ban làm việc hiệu quả. Họ là người sẵn sàng đưa ra những lời khuyên tích cực.
  • Với các phòng ban, quản lý kế toán cần giao tiếp rộng rãi, truyền đạt thông tin ý kiến chính xác.
  • Với lãnh đạo, họ lại trở thành cầu nối giữa nhân sự và cấp trên. Họ luôn phải tìm kiếm giải pháp về tài chính kế toán cho doanh nghiệp.
2. Bài kiểm tra năng lực kế toán giúp gì cho doanh nghiệp?

Kỹ năng và năng lực là điều mọi lãnh đạo đều có thể nhìn thấy và đánh giá bằng trực quan. Ngoài kỹ năng, thái độ của nhân sự luôn cần được xem xét kỹ lưỡng. Vì đạo đức trong nghề kế toán là điều rất cần thiết và quan trọng.

Bởi lý do này, việc sử dụng các bài kiểm tra năng lực kế toán chỉ thiên về đánh giá năng lực nhân sự thôi là chưa đủ. Mà chúng cần sự kết hợp cùng với đo lường, chẩn đoán về tâm lý, thái độ, phong cách làm việc, thậm chí động cơ làm việc. Việc này giúp doanh nghiệp nhận ra ai là người phù hợp. Sự phù hợp này là cả về năng lực, phong cách làm việc và mức độ gắn kết với doanh nghiệp.

3. Bài Kiểm tra năng lực kế toán tốt nhất:

Có rất nhiều công cụ, bài test giúp doanh nghiệp tìm ra nhân sự tiềm năng về khả năng lãnh đạo. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về một vài bộ công cụ tiêu biểu luôn được các nhà tuyển dụng, cấp lãnh đạo tin dùng. Nó giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

3.1. Uchida-Kraepelin (UK test) đến từ Nhật Bản.

Uchida-Kraepelin là bộ công cụ hỗ trợ rất lớn trong tuyển dụng, tìm kiếm nhân sự phù hợp tại Nhật Bản. Nó cũng được dùng ở các nước khác, trong đó có cả Việt Nam. Hiện bài này đang được phân phối bởi Viện Quest.

Bài UK có ưu điểm là cùng lúc thực hiện được trên nhiều đối tượng, giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng. UK test đưa ra mức độ sàng lọc cao, đo lường hiệu suất, năng lực và xu hướng tính cách, phong cách làm việc. Dựa vào các yếu tố này, doanh nghiêp hiểu rõ cách làm việc của nhân sự tiềm năng. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận biết liệu họ có phù hợp với tính chất công việc hay không. Hoặc nếu cần đào tạo thì đào tạo như thế nào?

3.2. Trait-map OD-TOOLs – Tính cách và năng lực nghề nghiệp đến từ Đức

Khác với UK test, Trait-map tập trung đo lường tính cách trong công việc. Những tính cách này có thể biểu hiện trong các hoạt động xã hội. Nó cũng đo lường được các kĩ năng cơ bản nhất của người quản lý/lãnh đạo. Ví dụ như vai trò trong nhóm, xu hướng xử lý tình huống trong xung đột hoặc căng thẳng. Đặc biệt, Trait-Map cũng đo được mức độ rủi ro kiệt sức của nhân sự trong mỗi dự án, ca làm việc…

Từ những thước đo này, doanh nghiệp nhận diện, đào tạo và phát triển nhân sự tiềm năng.

3.3. Motivation Questionnaire (MQ) – Bộ câu hỏi động lực đến từ Đức.

Bài MQ được thiết kế dựa trên tháp nhu cầu Maslow. Đây là những nhu cầu cơ bản của con người. Dựa vào các nhu cầu này, báo cáo sẽ phân tích chi tiết thành 16 nhu cầu cơ bản khác nhau. Điển hình là đo lường dựa trên nhận thức của người tham gia về sự hài lòng cá nhân so với kì vọng. Động lực thúc đẩy một người trong công việc, đời sống là gì? (Động lực bên trong: sứ mệnh, phát triển, ưu tú, học hỏi… hay động lực bên ngoài: vật chất, thành tích, công việc ổn định, công nhận..)

Với việc nhận biết động lực của một người, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhận định, cải tiến giúp nhân sự dấn thân, gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.

Hầu hết mỗi một công cụ đều có những ưu điểm riêng. Chính vì vậy, nó cần thiết đối với các vị trí, bộ phận quan trọng. Việc kết hợp các bộ công cụ giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá chi tiết và chuẩn xác hơn dưới nhiều góc độ. Đồng thời việc đo lường sẽ giúp giảm thiểu nhiều vấn đề có thể xảy ra trong công việc. Vì khi đó, nhu cầu nhân sự đã được nắm bắt và điều chỉnh kịp thời. Doanh nghiệp cần sắp xếp đúng người đúng vị trí. Nhất là tại các vị trí cấp cao và quan trọng như quản lý kế toán.

Liên hệ với Quest  ngay để nhận tư vấn giải pháp đo lường năng lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *