[Dựa trên báo cáo Motivation Questionaires – OD Tools, được cung cấp bởi Viện Quest]
Động lực chính là nguồn năng lượng tinh thần, nguyên nhân sâu xa phía sau hành vi của con người. Động lực là giá trị cốt lõi mang lại hiệu quả trong công việc. Động lực thúc đẩy chúng ta thực hiện công việc mỗi ngày cũng như khuyến khích bản thân tăng cường nỗ lực hơn nhằm hoàn thành nhiệm vụ công việc.
Hầu hết tất cả chúng ta đều có những nhu cầu cơ bản chung như nhau cần được đáp ứng, như nhu cầu ăn uống. Tuy nhiên, cùng là ăn uống nhưng có người thích bún, có người lại muốn ăn cơm nhiều hơn. Động lực dựa trên những nhu cầu này cũng tương tự như vậy, cùng là một tầng nhu cầu nhưng chúng ta sẽ có cách thức và các yếu tố tạo động lực rất khác nhau.
Tháp nhu cầu Maslow là một hệ thống nhu cầu 5 cấp bậc được mô tả theo hình dạng kim tự tháp. Nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất thì sẽ nằm ở phía dưới. Lý thuyết Maslow nhìn chung cho rằng các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt nhu cầu cấp cao hơn.
Khi nhu cầu xuất hiện, sự căng thẳng cảm xúc sẽ bắt đầu phát sinh, từ đó định hướng và điểu chỉnh động cơ của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó. Càng nhiều nhu cầu ở mức độ thấp được thỏa mãn thì nhu cầu ở mức độ cao sẽ càng trở nên quan trọng.
Vì đây là series về động lực, áp dụng trong công việc nên Viện Quest sẽ tạm thời sẽ không phân tích đến nhu cầu sinh lý. Vì vậy, ở 4 cấp độ nhu cầu còn lại, ta có thể chia thành:
– Nhu cầu bên ngoài: bắt nguồn từ những thứ bên ngoài, từ người khác, và nói chung là thế giới bên ngoài của chúng ta. Nó gồm có nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội.
– Nhu cầu nội tại: đến từ bên trong bản thân mỗi người, chẳng hạn như từ cảm xúc mà bạn có được trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó. Động lực bên trong ít quan tâm đến những lợi ích trước mắt ở bên ngoài.
Khi tự đánh giá bản thân bằng cách chấm điểm trên thang điểm 10, ta có thể biết được tỉ lệ giữa nhu cầu bên trong và nhu cầu bên ngoài. Tuy rằng nhu cầu bên ngoài khá rõ ràng, dễ hiểu nhưng nhu cầu nội tại bên trong mới là đặc điểm chung của những người thành công. Vì nhu cầu nội tại còn có thể hiểu là khả năng tự tạo động lực cho chính bản thân mình. Nhờ nó, họ có thể tự tạo ra sự nhiệt huyết, nguồn năng lượng để vượt qua khó khăn.
Với việc tự chấm điểm, bạn có thể chấm ở 2 cột. Cột A là nhu cầu bạn cảm thấy cần phải thỏa mãn, cột B sẽ là mức độ hài lòng của bạn đối với mỗi nhu cầu. Nếu điểm số ở 2 cột bằng nhau hoặc cột B cao hơn, nó có nghĩa là những nhu cầu này của bạn đang được thỏa mãn. Nếu cột A cao hơn so với cột B (và càng cần chú ý khi cao hơn rất nhiều), nó cho thấy một số nhu cầu của bạn đang cao hơn so với mức độ hài lòng. Sự chênh lệch này giúp tạo ra áp lực phấn đấu nhưng nếu nó quá cao thì có thể gây ra stress đối với bản thân của bạn.
Lúc này, ta cần nhìn nhận lại, sắp xếp lại các mục tiêu và chiến lược dài hạn sao cho phù hợp với áp lực phấn đấu của bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì mức động lực cao. Vì ở một số trường hợp, áp lực quá lớn khiến một số người cảm thấy không vượt qua được và bỏ cuộc ngay từ đầu.
Đối với doanh nghiệp, khi nhận thấy có sự chênh lệch gây ra áp lực phấn đấu này, ta có thể điều chỉnh môi trường làm việc, mục tiêu hoặc chế độ lương thưởng để có thể giữ được động lực làm việc của nhân viên.
Bài sau: Case study về áp dụng phân tích động lực trong công việc để giữ chân nhân sự
– Team Content, Viện Quest –
Liên Hệ Với Quest Ngay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!
- Hotline: 1900.6135 (phím 2)
- Website: www.vienquest.com
- Fanpage: www.facebook.com/vienquest
- #vienquest #vien_quest #doluongnhansu #do_luong_nhan_su #doluongnangluc #do_luong_nang_luc