Mảnh ghép phù hợp mang đến sự phát triển bền vững đến doanh nghiệp.

KIỂM TRA KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA QUẢN LÝ

Mục lục

Hầu hết trong các doanh nghiệp tỉ lệ giữa cấp quản lý và nhân viên sẽ là 20:80. Tức là 20 % cấp quản lý điều phối hoạt động của 80% nhân sự cấp thường trong doanh nghiệp. Cũng bởi vậy, vai trò của cấp quản lý rất quan trọng. Họ vừa trở thành người tiên phong, làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới. Và cũng chính là người nhận trao đổi, nhận kế hoạch từ cấp trên. Nói theo một cách khác, họ cũng chính là cầu nối giữa nhân sự và lãnh đạo.

Với vai trò như một mắt xích quan trọng, các doanh nghiệp luôn chú trọng việc “đánh giá khả năng lãnh đạo cho cấp quản lý”. Thường là bằng hình thức đánh giá, đào tạo năng lực theo kế hoạch đã được xây dựng. Hoặc là thông qua việc tiến hành xây dựng đội ngũ kế thừa.

1. Việc triển khai đánh giá khả năng lãnh đạo quan trọng như thế nào?

Việc triển khai đánh giá đối với các cấp quản lý là cần thiết. Điều này cũng nên được thực hiện bài bản, đúng kế hoạch. Bởi đây là vị trí người trung gian, kẻ đưa thư giữa nhân sự cấp thường và cấp lãnh đạo. Họ là người có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm/tổ chức.

1.1. Vai trò của cấp quản lý đối với nhân viên:
  • Là người có tầm nhìn, tầm ảnh hưởng đến tinh thần, năng lực nhóm.
  • Người lập ra, triển khai kế hoạch nhóm để đạt được hiệu suất cao nhất.
  • Là đại diện cấp lãnh đạo, truyền đạt thông tin, ý tưởng, kế hoạch, chiến lược đến nhân sự.
  • Là người cổ vũ, tiếp thêm năng lượng, đẩy mạnh tiến độ công việc theo đúng kế hoạch.
  • Dễ dàng tiếp cận thông tin, phản hồi chân thực từ nhân viên. 
  • Hiểu rõ năng lực, cách thức làm việc từng cá nhân trong nhóm. Từ đó, ta có sự sắp xếp nhân sự phù hợp với dự án, công tác
1.2. Vai trò của cấp quản lý đối với lãnh đạo và doanh nghiệp:
  • Đóng góp ý tưởng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
  • Giúp lãnh đạo hiểu rõ suy nghĩ nhân sự thông qua các phản hồi.
  • Phối hợp tốt với các phòng ban có liên quan.
  • Năng lực, tầm nhìn của quản lý chính là năng lực của cả đội nhóm.
  • Đưa nhóm phát triển theo đúng chiến lược và văn hóa công ty.
2. việc đánh giá nên được triển khi khi nào thì hiệu quả?

Việc đánh giá nên được tiến hành khi doanh nghiệp muốn cất nhắc nhân sự tiềm năng vào vị trí quản lý. Quá trình này sẽ đưa ra sự so sánh hiệu quả nhất sự phù hợp giữa người được chọn với tiêu chí tại vị trí đó. Từ  việc so sánh này, doanh nghiệp sẽ đo lường mức độ phù hợp, cân nhắc, đào tạo.

Cũng tương tự như vậy đối với quản lý chính thức. Việc đánh giá cũng nên tiến hành định kì cố định hàng quý hay hàng năm. Quá trình này giúp việc tái đánh giá hiện trạng cấp quản lý trong doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Nó giúp cấp quản lý nhìn ra điểm cần cải thiện. Doanh nghiệp cũng nhờ đó mà nhìn rõ các lỗ hổng về nhân sự. Từ đó doanh nghiệp nhanh chóng có phương hướng đào tạo phù hợp. Điều này cũng giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hiệu suất/chất lượng công việc và nhân sự cấp dưới.

3. đánh giá khả năng lãnh đạo cho cấp quản lý như thế nào?

Tại vị trí cấp quản lý, người nắm giữ cần có tố chất tiên phong và điều phối, kĩ năng đàm phán, ngoại giao. Ngoài năng lực, họ còn cần có một thái độ tích cực, một lối tư duy mở, một ngươi bền bỉ và linh hoạt. Kinh nghiệm xã hội và quảng giao cũng giúp họ phát triển.

Chính vì vậy, công cụ đánh giá khả năng lãnh đạo của cấp quản lý cần soi rõ những điều trên. Đó là không những đo lường về năng lực mà đánh giá được cả về tính cách, kĩ năng trong nghề nghiệp… Nhưng không phải bất cứ công cụ đánh giá nào cũng làm được điều này. Hầu hết chúng ta cần kết hợp điểm mạnh của 2 công cụ trở lên để có cái nhìn khách quan nhất về người được đánh giá.

Việc duy nhất doanh nghiệp có thể giúp việc đánh giá trở nên hiệu quả là áp dụng đúng công cụ phù hợp. Để việc đánh giá sẽ trở nên chính xác, nhanh chóng hơn.

4. Các bài kiểm tra khả năng lãnh đạo của cấp quản lý:

Xem thêm tại: cach-dao-tao-nhan-su-cap-cao-hieu-qua

Liên hệ với Quest ngay hôm nay để nhận tư vấn giải pháp đo lường năng lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *