Nhảy việc, phân vân của nhiều nhân viên

Nhảy Việc-phân vân của nhiều nhân viên

Mục lục

Nhảy việc và sự phân vân của nhiều nhân viên trước khi quyết định nhảy việc.
Nhiều người sẽ nghĩ đến nhảy việc với một suy nghĩ tiêu cực; vì nó thường kéo theo những tốn kém thời gian và tiền bạc; cho cả người nhân viên và cả công ty cũ hay mới.

Nhảy việc (Job-hopping) là cụm từ chỉ việc thay đổi từ công việc này sang công việc khác, từ công ty này sang công ty khác. Hành động nhảy việc là việc thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là liên tục và không có lý do đặc biệt.

Tuy nhiên, nhiều nhân viên lựa chọn nhảy việc để chuyển sang công việc phù hợp với bản thân hơn; phù hợp với mục tiêu về lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hơn.

Nhảy việc khác với thay đổi nghề nghiệp. Thay đổi nghề nghiệp là sự thay đổi ngành nghề theo làm và có ý định phát triển. Muốn đổi nghề đòi hỏi sự chuẩn bị, phải được đào tạo hay học hỏi để đáp ứng được công việc hoàn toàn mới.

Tuy nhiên nhiều người thay đổi nghề nghiệp một cách thường xuyên và không có dự tính rõ ràng. Hành động này có thể đã lấn sang khái niệm về nhảy việc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhảy việc của nhân viên.

Nhân viên khi nhảy việc thường sẽ phân vân đến rất nhiều yếu tố trước khi quyết định.

Tính chất công việc

Công việc hiện tại đang quá áp lực, họ không đáp ứng được những yêu cầu về tính chất công việc. Ví dụ như yêu cầu về sự tỉ mỉ, sự cẩn thận hay sự sáng tạo, sự linh động, nhạy bén… Một số người lựa chọn nhảy việc qua một nơi làm mới để tránh đi những áp lực hiện tại. Tuy nhiên nếu tính chất công việc không thay đổi, họ sẽ tiếp tục gặp những vấn đề tương tự ở nơi làm mới.

Nếu người nhảy việc lựa chọn thay đổi cả ngành nghề, là nhảy sang một công việc hoàn toàn mới. Họ tránh được những vấn đề gặp phải ở công việc hiện tại. Việc này khá thử thách với người nhân viên cũng như người tuyển dụng. Những nhân viên này thường gặp nhiều khó khăn vì phải tốn thời gian để học hỏi và phải làm quen với một công việc mới, một môi trường mới. Họ nhảy việc khi chưa có nền tảng về ngành nghề; cần phải được đào tạo lại, trong khi họ chưa biết mình có phù hợp với công việc mới này hay không.

Tính cách nghề nghiệp

Nhảy việc vì yếu tố tình chất công việc thường đi đôi với tính cách nghề nghiệp của nhân viên. Khi họ nhận thấy tính cách của bản thân mình không phù hợp với công việc hiện tại và quyết định thay đổi.

Ví dụ: một người có thiên hướng hướng nội và thiếu tự tin họ khó có thể làm các công việc như đối ngoại; giao tiếp khách hàng; thiết lập mối quan hệ khách hàng. Một số người có thể vẫn lựa chọn công việc này; nhưng áp lực và rủi ro kiệt sức của họ có thể cao hơn so với những người có tính cách phù hợp với dạng công việc này hơn.

Việc nhận diện tính cách nghề nghiệp rất quan trọng. Nó có thể được bắt đầu trước khi lựa chọn ngành học; nó có thể bắt đầu khi cảm thấy ngành học hiện tại không phù hợp; cũng có thể bắt đầu khi chuẩn bị làm hay đang làm một công việc nào đó. Không có công việc nào mà không có áp lực; cách đối mặt và vượt qua những áp lực đó của từng người sẽ là nền tảng cho sự phát triển hay sự thất bại sau này.

Tìm hiểu tính cách nghề nghiệp qua bài Test Trait-Map: https://vienquest.com/trait-map/

Lương, thưởng và phúc lợi

Việc nhảy việc chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố về quyền lợi nhân viên được hưởng.

Nhảy việc là xu hướng lựa chọn của nhiều người trẻ hiện nay. Họ nhảy việc để có một mức lương cao hơn so với cùng vị trí ở công ty hiện tại; chế độ đãi ngộ cao hơn trong vấn đề lương thưởng và phúc lợi. Nhiều người xem nhảy việc là một trong những bậc thang để có những quyền lợi tốt hơn.

Một số người lựa chọn nhảy việc vì số tiền họ nhận được không tương xứng với công sức họ làm ra. Chế độ đãi ngộ, lương thưởng ở một số công ty không được xem xét theo năng lực làm việc. Điều này khiến nhiều nhân viên không thỏa mãn, không có động lực hay khích lệ để làm việc. Họ thay đổi nới làm việc để tìm kiếm nhưng nơi mà giá trị của họ được nhìn nhận tương xứng.

Khả năng thăng tiến trong công việc ảnh hưởng tới ý chí phấn đấu và cạnh tranh trong công việc. Việc bố trí hay thăng chức cho nhân viên cần được đo lường năng lực đúng đắn. Tránh trường hợp sai người, sai việc, khiến nhiều người không chấp nhận và có hành vi tiêu cực.

Môi trường làm việc

Tùy ngành nghề khác nhau mà các doanh nghiệp/công ty xây dựng môi trường làm việc khác nhau. Hoặc cùng ngành nghề nhưng doanh nghiệp/công ty lại có văn hóa làm việc khác nhau.

Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tính chất nghề nghiệp là một sự kết hợp hoàn hảo

Ví dụ một công ty yêu cầu thiên về sự sáng tạo, linh hoạt hay nghệ thuật. Những nhân viên họ tuyển vào thường sẽ có những tính cách tương tự nổi bật. Nếu xây dựng một môi trường cứng ngắc, quy củ sẽ ảnh hưởng đến tính chất công việc; nó làm cho nhân viên cảm thấy gò bó, không phát huy được những giá trị phù hợp. Nếu môi trường linh hoạt, nhân viên được thỏa sức sáng tạo và tạo ra nhiều ý tưởng đặc biệt. Họ có môi trường phù hợp để học hỏi và phát triển trong lĩnh vực. Những giá trị họ mang lại sẽ hoàn toàn phù hợp với định hướng của công ty. Đó là môi trường để mỗi cá nhân phát triển, để mỗi đội nhóm phát triển và là môi trường tốt để doanh nghiệp/công ty phát triển.

Các mối quan hệ tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tình trạng nhảy việc

Mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, mối quan hệ của nhân viên với cấp trên và cấp dưới.

Nếu mối quan hệ trong tập thể không tốt khiến sự hợp tác trong công việc bị ảnh hưởng. Có tình trạng nhiều người thay vì làm công việc của mình lại cố gây áp lực, soi mói đến công việc của người khác. Người quản lý phải có nhìn nhận khách quan để tránh việc đánh giá bị sai lệch; không chỉ ảnh hưởng tới công việc, mà còn ảnh hưởng tâm lý khi làm việc và kết hợp giữa nhân viên. Nhiều người thật sự muốn cố gắng làm việc thật tốt nhưng vì ảnh hưởng bởi những cá nhân không tốt khác trong đội nhóm khiến họ mất động lực làm việc. Thậm chí là nhảy việc để có cơ hội làm việc với môi trường và đồng nghiệp tốt hơn.

Một tập thể mạnh không nhất thiết tất cả các cá nhân đều hoàn hoản; mà là một tập thể với những cá nhân làm tốt vị trí và chức năng của họ. Sự kết hợp giữa các cá nhân này tạo nên một tập thể vững chắc, tạo ra kết quả công việc tốt nhất.

Xem thêm: https://vienquest.com/doanh-nghiep-to-chuc/nhan-vien-nghi-viec-90-la-do-sep/

Lý do cá nhân của nhân viên

Yếu tố về tình trạng gia đình hay thời gian làm việc khiến nhiều người nhảy việc để tìm được nơi phù hợp. Có người muốn làm việc theo giờ hành chính, có người muốn làm việc theo ca. Hay có người muốn làm việc không bị gò bó về thời gian, không gian. Khả năng cân bằng giữa cá nhân với công việc và môi trường làm việc bị hạn chế. Họ thường xuyên thay đổi tạo nên tình trạng nhảy việc liên tuc.

Vậy nhảy việc là nên hay không nên?

Nhảy việc có thể nên mà cũng có thể không nên, tùy vào những lý do và lựa chọn thơi điểm hành động của người nhân viên.

Sẽ thật tốt nếu bạn hiểu rõ về bản thân và ngành nghề của mình. Biết được mức độ phù hợp thì sự lựa chọn tiếp theo sẽ rõ ràng và có kế hoạch hơn.

Nhưng nếu bạn còn quá mơ hồ về bản thân và công việc. Bạn phân vân không biết mình phù hợp với việc gì. Vậy nên dừng lại một chút để tìm hiểu và định hướng lại bản thân. Suy nghĩ về dự định của mình sẽ là điều tốt nhất. Thay vì nhảy việc qua lại nhiều nơi mà kết quả vẫn không có gì thay đổi.

Sự quyết định giữa thay đổi bản thân để phù hợp với công việc hiện tại; sự thay đổi nơi làm việc hay thay đổi về ngành nghề đều cần được xác định trước khi hành động. Nếu có định hướng trước, với bạn, nhảy việc không mang tính tiêu cực mà đó là sự lựa chọn. Lựa chọn để có cơ hội tốt hơn, môi trường tốt hơn, công việc tốt hơn.

Liên Hệ Với Quest Ngay Hôm Nay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *