kỹ năng trình bày

KỸ NĂNG TRÌNH BÀY CÓ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA BẠN?

Mục lục

Kỹ năng trình bày là một phần trong hoạt động giao tiếp của con người. Không chỉ trong công việc; trình bày là bày tỏ những suy nghĩ, những ý tưởng của bạn trong cuộc sống, trong tất cả các tình huống và mối quan hệ.

Nhiều người có kỹ năng trình bày tốt, họ diễn đạt suy nghĩ của mình dễ dàng. Nhưng cũng có những người hạn chế về kỹ năng này. Và đặc biệt, yêu cầu họ thuyết trình hay nói chuyện giữa đám đông là một áp lực rất lớn đặt ra đối với họ.

1. Hạn chế khi kỹ năng trình bày kém

  • Điều khó khăn của người có kỹ năng trình bày kém là họ rất khó giao tiếp với những người khác.
  • Không thể hiện được ý kiến của bản thân. Bạn cảm thấy bị hiểu lầm vì bạn không đưa ra những thông điệp theo cách mà mọi người có thể hiểu được.
  • Ngại đưa ra ý kiến vì không thể diễn đạt rõ để thuyết phục họ.
  • Khó thuyết phục được người đối diện hay đám đông.
  • Ở thế bị động trong thảo luận đội nhóm.
  • Người có kỹ năng trình bày kém thường khó dẫn dắt được đội nhóm. Điều này dẫn đến việc khó thăng tiến. Họ cũng khó phát triển ở môi trường làm việc đòi hỏi sự trao đổi, tương tác cao.

2. Những yếu tố nào tạo nên kỹ năng trình bày của một người?

2.1. Chuẩn bị nội dung

Phần chuẩn bị nội dung thường liên qua đến năng lực, kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên nó ảnh hưởng tới sự sẵn sàng và giá trị của buổi trình bày. Bạn sẽ biết điểm trọng yếu ở câu nào, nên nhấn nhá hay tăng sự chú ý ở đâu; nên lược bỏ ý nào hoặc từng câu chữ nào chưa hợp lý, chưa phù hợp.

Ở bước này các bạn chuẩn bị càng chỉnh chu, quá trình trình bày của bạn sẽ suôn sẻ và chất lượng.

2.2. Giọng nói

Giọng nói truyền cảm luôn thu hút người nghe khi trình bày hay thuyết trình. Tốc độ, ngữ điệu, sự rõ ràng là những yếu tố tác động đến chất lượng nghe của người đối diện.

Nội dung hay và sự chuẩn bị kỹ càng sẽ không thể phát huy được tối đa nếu cách truyền đạt không tốt. Giọng quá lớn, hay quá nhỏ khiến người nghe phải tập trung vào giọng nói của bạn thay vì nội dung bạn mang tới.

Tránh việc bị hụt hơi, nói quá nhanh, quá nhiều, tránh sử dụng các từ ngữ thừa sẽ giúp cho bài trình bày trở nên chuyên nghiệp hơn.

2.3. Ngôn ngữ cơ thể

Những gì người khác nhìn thấy có thể kích thích sự hứng thú và tập trung của họ.

Thức chất người nghe sẽ không thể lúc nào cũng chú ý đến lời nói. Họ cần có những minh họa để thoải mái tiếp nhận thông tin. Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ hỗ trợ rất nhiều nếu biết cách sử dụng.

Một cơ thể được thả lỏng, thoải mái sẽ mang đến sự tự nhiên, tự tin khi trình bày. Phong thái tự tin, cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt phù hợp. Đừng quên việc quan tâm đến cách ăn mặc vì nó sẽ là điều đầu tiên người đối diện nhìn vào bạn.

2.4. Kết nối với người nghe

Một người trình bày từ đầu đến cuối mà không có một tương tác với người nghe sẽ là thiếu sót để có được kết quả tốt. Người nói có thể tương tác bằng mắt, kết nối với mọi người trong quá trình trình bày. Thay vì chỉ nói chung chung và hỏi chung chung; khiến người nghe nhàm chán, lười tương tác. Hãy thu hút sự tập trung bằng cách hỏi hay chú ý vào các đối tượng cụ thể.

2.5. Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát không chỉ sử dụng trong quá trình trình bày. Nó còn hỗ trợ việc học hỏi từ người khác. Từ cách sắp xếp, cách trình bày, cách biểu đạt, phong thái, biểu cảm của họ.

Đồng thời, khi trình bày chú ý tới phản ứng của người nghe. Để biết thời điểm họ hứng thú, lúc họ xao nhãng hay lúc họ đã thấm mệt. Từ đó điều chỉnh thông tin hoặc thay đổi không khí bằng một số hoạt động khác.

3. Kỹ năng trình bày có liên quan đến EQ?

EQ với tên gọi đầy đủ là Emotional Quotient; là chỉ số nói lên trí tuệ cảm xúc của con người.

Trí tuệ cảm xúc theo mô hình SWOT
  • Người có trí tuệ cảm xúc thấp thường cảm thấy bị hiểu nhầm vì họ không thể truyền đạt được hết ý của mình nói.
  • Trong khi đó, người có trí tuệ cảm xúc biết rằng sự truyền đạt ý tưởng chưa hoàn hảo. Họ nắm bắt được khi nào người khác không hiểu họ đang nói gì; điều chỉnh cách tiếp cận của họ và diễn đạt lại ý tưởng của họ theo một cách dễ hiểu hơn.
  • Hạn chế vốn từ để diễn tả cảm xúc bản thân.

Trong quá trình trình bày, việc thể hiện cảm xúc của chính bản thân mình mới tạo được cảm giác thiết thực cho người nghe. Nếu bạn không truyền đạt chính xác được cảm xúc bạn đang có; một hành động, biểu cảm của bạn có thể được hiểu theo nhiều cách. Đa dạng từ ngữ biểu đạt sẽ làm rõ ràng thái độ của người nói cho người nghe hiểu.

  • Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ bình tĩnh tiếp nhận những ý kiến trước khi đưa ra phản ứng. Điều này tránh việc bị cảm xúc chi phối khi có những lập luận trái chiều  hay phản bác từ người đối diện. Thêm thời gian và sự bình tĩnh để họ suy luận. Từ đó trình bày ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Hơn hết là họ có sự tôn trọng và suy xét đến ý kiến của người nghe.

4. Cách cải thiện kỹ năng trình bày

  • Kỹ năng trình bày là một trong những kỹ năng mềm có thể học hỏi và cải thiện. Tham gia các khóa đào tạo; rèn luyện thường xuyên; dám thực hành và sửa sai là những điều căn bản để phát triển kỹ năng này.
  • Đừng cố bắt mình phải hoàn hảo ngay từ đầu. Hãy có những nguyên tắc và kiền trì với các bước để có thể cải thiện nó.
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc của bản thân là một phần trong việc phát triển kỹ năng nói chung và kỹ năng trình bày nói riêng. EQ nói lên khả năng nhận diện cảm xúc của cá nhân và của người khác. Từ đó dễ dàng điều chỉnh, thay đổi hành vi của bản thân phù hợp với tình huống, điều kiện cụ thể.

Tìm hiểu thêm về EQ tại: https://vienquest.com/eq-va-ung-dung-eq-vao-cong-viec/

Tùy vào lĩnh vực và chuyên ngành nghề của bạn mà kỹ năng trình bày liệu có quyết định nhiều đến sự thành công. Tuy nhiên, nó không chỉ ứng dụng vào công việc; nó còn ứng dụng trong cuộc sống, trong các mối quan hệ lớn nhỏ mà mỗi người đều gặp phải. Đừng để khả năng trình bày hạn chế của mình khiến những tranh luận hay vấn đề đi vào bế tắc. Đừng để kết thúc những mối quan hệ khi bạn không thể thể hiện được suy nghĩ của mình. Sẽ là lãng phí khi những điều tốt đẹp hay ý tưởng tuyệt vời chỉ dừng ở trong đầu của bạn.

Liên Hệ Với Quest  Ngay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *