Sơ đồ mô tả ngắn gọn về phong cách làm việc

CÁCH ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN TỐI ƯU NHẤT

Mục lục

Để có thể thúc đẩy sự phát triển của chính mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến “sức khỏe nguồn nhân sự” trong mỗi thời kì. Và, để thăm khám sức khỏe nhân sự chính xác, doanh nghiệp nên đánh giá năng lực từng nhân viên. Nhưng, làm sao để tiến việc hành đánh giá năng lực có hiệu quả?

1. Tiêu chí nào để đánh giá nhân viên?

Các doanh nghiệp sẽ thường có các tiêu chí đánh giá nhân sự khác nhau, tùy theo tính chất công việc. Tuy nhiên dưới đây là một số tiêu chí chung.

1.1. Thái độ làm việc: Kĩ năng và năng lực có thể đào tạo,chúng thuộc về nhận thức ở mỗi cá nhân.

1. Tính trung thực của nhân viên: Điều này rất quan trọng, bởi người trung thực mới tận tâm trong công việc, chân thành với đồng nghiệp, minh bạch với cấp trên.

2. Nhiệt tình trong công việc: Là người luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc chính mình, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, luôn tìm cách để nâng cao kĩ năng, giá trị bản thân trong doanh nghiệp.

3. Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng: Là tiêu chí đánh giá dựa trên các biểu hiện hàng ngày trong lời nói, hành vi. Thái độ giao tiếp với khách hàng, trao đổi với đồng nghiệp, tác phong trong công việc.

4. Chuyên cần, đúng giờ .

5. Ý chí cầu tiến: Điều này đánh giá sự nỗ lực, phấn đấu trong công việc. Luôn trong tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng, không có thái độ tự mãn với thành tích hiện tại.

6. Lạc quan trong công việc: Dù công việc có gây ra áp lực, họ vẫn luôn tích cực xử lý kịp thời, đối với họ, khó khăn là cơ hội để họ phát triển.

7. Cẩn trọng trong công việc: Cho dù lạc quan, nhưng không vì thế mà họ xem nhẹ tiểu tiết. Mọi vấn đề đều được xem xét kĩ lưỡng.

1.2. Năng lực nhân viên: là yếu tố giúp doanh nghiệp đo lường sức khỏe nguồn nhân lực.

 1. Mức độ làm việc: Khối lượng công việc của mỗi cá nhân, trong một thời gian quy định.

2. Mức độ hoàn thành công việc: Khả năng hoàn thành công việc. kết quả công việc sau khi hoàn thành như thế nào.

3. Sự phát triển trong công việc: Thời gian nhân viên hoàn thành công việc sớm hay muộn. Tốc độ xử lí các tình huống bất ngờ. Những sai sót trong quá trình làm việc.

Mặc dù, tiêu chí đánh giá nhân viên sát sao. Nhưng hầu hết các phương pháp đánh giá đều thực hiện dưới hình thức quan sát, cảm tính. Có đôi phần phụ thuộc vào cảm xúc của người đánh giá. Chính vì điều này tạo ra kết quả đánh giá mất phần trực quan, công bằng, chính xác.

2. phương pháp nào giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực vừa tối ưu chi phi, vừa hiệu quả?

Doanh nghiệp không thể biết rằng, liệu bạn đã sắp xếp người đúng vị trí hay chưa. Nhân viên sẽ luôn có điểm mạnh của họ, nếu không thể nhận thấy và đặt họ vào đúng vị trí, họ không thể phát huy tối đa. Việc đánh giá nguồn lực thiếu độ chính xác. Cũng như việc tái cơ cấu, đào tạo nhân lực không đem lại kết quả. Hành động này được xem như “dã tràng xe cát biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.

Thay vì thực hiện khảo sát đơn thuần, doanh nghiệp hãy tiến hành khảo sát nhân sự thông qua các bài test Uchida-Kraepelin đánh giá năng lực và tính cách. Hành động này giúp doanh nghiệp nhận ra năng lực thật sự, khối lượng công việc, đặc biệt là xu hướng tính cách và chuyển biến tâm lý. Qua từng thang số đánh giá, là kết quả bài test của từng nhân viên.

Không những chỉ ra về năng lực từng người, bài test còn đánh giá năng lực nhóm, đội ngũ, sàng lọc nhân sự. Doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh và sở trường mỗi cá nhân, thúc đẩy, phát triển năng lực cá nhân, đội nhóm.

Với việc thực hiện đánh giá năng lực nhân viên, bằng những phương pháp khoa học. Doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa cả về chi phí, thời gian, cách thức đánh giá. Tăng cường sức đề kháng cho doanh nghiệp bằng cách đào tạo nhân lực.

Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm báo cáo Trait-Map, giúp nhận diện tính cách trong công việc để có hướng sử dụng nhân sự chính xác hơn.

Liên hệ với Quest ngay hôm nay để nhận tư vấn giải pháp đo lường năng lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *