bài test Trait-map đo lường tính cách con người hiệu quả

Bài test trait-map và sự phát triển trong đội nhóm

Mục lục

Sức mạnh đội nhóm đến từ đâu?

Xây dựng và phát triển đội nhóm thành công giống như bạn đóng cho mình một con tàu vững chắc để sẵn sàng ra khơi!

“Phải mất hai hòn đá lửa để tạo ra ngọn lửa.” Louisa May Alcott

Đây là một câu nói rất hay để nói lên tinh thần tập thể. Tuy nhiên, để hai hòn đá kết hợp với nhau và tạo ta lửa. Thì hai hòn đá đó cần có đủ điều kiện tương đồng với nhau. Để giúp nhau sản sinh chất xúc tác tạo ra lửa.

Tương tự, đội nhóm khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh và độ gắn kết. Bền vững. Mỗi thành viên sẽ là mảnh ghép còn thiếu của nhau, trong một bức tranh tổng thể của cả công ty. Chính vì vậy, các mảnh ghép cần phải phù hợp về nhiều mặt.

Cân bằng chính là sự phát triển một đội nhóm?

 Có rất nhiều công ty, tổ chức quan niệm rằng tổ chức mạnh là nơi thu nạp những người tài giỏi xuất chúng. Nhưng lại không hề biết rằng, vì cái bóng của sự tài năng, họ thường khó để chấp nhận ý kiến của người khác. Hoặc họ quen với cách ra ý tưởng nhưng không giỏi về mặt thực thi. Tâm lý luôn cho mình là tài năng sẽ làm họ giảm đi sự lắng nghe và đồng cảm, thậm chí là cầu toàn trong một số tình huống.

Tuy nhiên, nếu cân bằng được giữa nhân viên tài giỏi-nhân viên tầm trung thì lại là chuyện khác. Khi một tổ chức tồn tại 20% là người tài giỏi, 80% tầm trung. Sự bổ trợ này giúp tổ chức cân đối giữa người thực thi và người ra ý tưởng/quyết định. Và đồng thời, việc này sẽ giúp tổ chức phát triển bền vững, cân đối giữa các vai trò cá nhân. Bản thân nhân viên tự thúc đẩy nhau phát triển.

Không những vậy, vì số lượng người tải giỏi trong công ty ít hơn. Điều này làm giảm áp lực với nhân viên tầm trung, 20% nhân sự giỏi sẽ dễ dàng tiếp nhận ý kiến mới. Khi không có vật cản là tâm lý đám đông.

Vậy, cân bằng trong đội nhóm là gì?

Là sự bố trí sắp xếp nhân sự cân đối giữa các vai trò, hoặc tận dụng một cá nhân ở nhiều điểm mạnh. Dựa theo nhu cầu, sản phẩm, văn hóacủa công ty để xây dựng tổ chức cân đối. Tập trung vào các nhu cầu chính.

Là sự nhận biết, cân bằng giữa điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức. Sử dụng đúng người cho đúng việc để phát huy tối đa hiệu quả công việc. Cân bằng giữa các tính cách cá nhân để tạo nên sự hòa đồng, gắn kết. Hạn chế mâu thuẫn do tranh chấp hay không phù hợp quan điểm sống, dẫn đến nội bộ xung đột, gia tăng năng lượng tiêu cực.

Đội nhóm còn cần xây dựng mục tiêu chung của cả nhóm bên cạnh mục tiêu cá nhân. Vì khi có chung một điểm đến, dễ tạo nên tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, phát triển đội nhóm dựa trên nguyên tắc chung.

Làm sao để cân bằng đội nhóm?

Hãy đưa tất cả mọi người lên bàn cân để so sánh và nhận diện từng người một. Liệu họ đang đứng ở vị trí nào trong đội nhóm cả về tài năng và phẩm chất. Chính điều này, tổ chức có thể sàng lọc và bố trí phù hợp nhân sự. Đây cũng là cách hiệu quả nhất để công nhận chính mình và người khác. Phát triển đội nhóm theo một cách bền vững.

Bên trên là kết quả đo lường năng lực lãnh đạo của một tổ chức. Được thực hiện thông qua báo cáoTrait-map.

Thông qua hình ảnh, ta thấy rằng:

  • – Mức độ phù hợp của mỗi cá nhân ở vị trí lãnh đạo.
  • – Nếu có quá nhiều người trong một tổ chức phù hợp ở vị trí lãnh đạo. Tổ chức sẽ như thế nào?
  • – So sánh kết quả báo cáo với vị trí nhân sự hiện tại, điều gì hợp lý, điều gì cần thay đổi?
  • – Liệu với thể hiện các cá nhân như trên đã phù hợp với tình hình công ty.
  • – Nếu đội nhóm mất cân đối giữa người lãnh đạo và người thực thi. Chúng ta nên làm gì?

Với ưu điểm đưa tất cả báo cáo cá nhân lên thành báo cáo đội nhóm. Trait-map đẩy nhanh và hiệu quả việc so sánh giữa các cá nhân trong đội nhóm. Đo lường kết quả cả nhóm dựa trên sự thể hiện của mỗi cá nhân.

Nhờ đó, báo cáo nhóm giúp các cá nhân dễ dàng nhìn thấy và công nhận lẫn nhau, tự tạo động lực phấn đấu, tăng khả năng học tập và rèn luyện. Hạn chế mâu thuẫn và bất đồng quan điểm.

Công ty dễ dàng ban hành các chế độ lương-thưởng phù hợp với năng lực cá nhân, đưa ra chiến lược đào tạo, phát triển phù hợp với năng lực đội nhóm. Giảm thiểu áp lực công việc, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ, hiệu suất công việc.

Xem tổng quan báo cáo Trait-map tại: https://vienquest.com/trait-map/

Báo cáo Trait-map và những điều thú vị.

Có một điều khá thú vị tại OD-TOOLs. Đó là các bài test đều tập trung đi sâu vào tính cách, hành vi, tâm lý của con người. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại bản thân. Nhờ vậy, bạn sẽ biết cách điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp và cân bằng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi: kỹ năng của nhân viên đó có phù hợp với vị trí hiện tại? Vậy, bài test Trait-map giúp gì cho doanh nghiệp?

Để đánh giá khách quan hay đào tạo một ai đó phát triển. Ngoài việc đưa ra các nhận xét cảm tính, bạn dựa vào việc:

Việc phân tích điểm nổi bật của các kỹ năng của nhân viên sẽ giúp doanh biết cách sử dụng người; đào tạo kĩ năng; sắp xếp vị trí phù hợp

Điểm nổi bật trong tính cách và sự ảnh hưởng đến đội nhóm phát triển.

Có thể bạn đã từng có quan niệm rằng: kĩ năng nào phát triển càng mạnh, điểm số vượt trội càng cao. Người đó càng giỏi và chiếm ưu thế. Hoặc ngược lại kĩ năng càng yếu thì sẽ thường bị yếu kém.

Điều đó có thể đúng, nhưng chúng đúng trong một số ngữ cảnh mà thôi. Một số ngữ cảnh khác, ưu điểm sẽ có thể biến thành nhược điểm. Bảng khám phá điểm nổi bật dựa trên tính cách của bài test Trait-map sẽ làm rõ điều này.

bảng phân tích điểm nổi bật các kĩ năng
Bảng phân tích điểm nổi bật trong tính cách.

Trên thực tế, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, cảm xúc, động cơ, kĩ năng. Chính vì vậy, những điều được nói trên không phải là kết luận, mà chúng là bảng phân tích hỗ trợ bạn có thêm những nhận định về bản thân, một số lĩnh vực/khía cạnh bạn nên phát triển và cân bằng.

Nhìn vào báo cáo phân tích trên, bạn sẽ nhận ra rằng điểm số quá thấp hoặc quá cao đều có ưu-nhược điểm của nó. Chính vì vậy, việc cân bằng các điểm là điều cần thiết.

Báo cáo Trait-map nên được tiến hành khi nào?

1.  Khi mà các doanh nghiệp muốn biết về mức độ phù hợp người nhân sự/ứng viên cho một vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng.

2. Khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng đội ngũ kế thừa. Dựa vào các yêu cầu chung đối với đội ngũ, yêu cầu riêng cho từng vị trí. Báo cáo này như bản xét nghiệm về từng cá nhân và đo lường mức độ phù hợp.

3. Khi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao hiệu suất công việc tại tổ chức lại giảm hoặc không tăng. Thay đổi/cải thiện phù hợp là cách hiệu quả để thúc đẩy hiệu suất.

4. Tiến hành đo lường năng lực tổng thể đội nhóm, đánh giá nhân sự định kì để đưa ra phương pháp đào tạo phù hợp. Sàng lọc nhân sự khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược hoạt động, văn hóa công ty.

Đối tượng nào phù hợp với bài test Trait-map.

Đó có thể thuộc cấp trưởng, quản lý, giám đốc hay cấp nhân viên bình thường nhưng nắm vai trò trọng yếu trong công ty. Ví dụ như Kế toán (người nắm tài chính công ty); nhân sự (người xây dựng đội ngũ nhân sự); hay người đi theo các dự án quan trọng, kiếm về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nói tóm lại “họ là người ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty”.

Bạn có thể tìm thấy nơi cung cấp bài test Trait-map ở đâu?

Với lợi ích mà trait-map mang lại, trên thế giới đã có hơn hơn 28 triệu lượt người dùng. Và đã có mặt tại Việt Nam vào năm 2020 với sự phân phối tại Viện Quest- trung tâm đo lường toàn diện con người.

Với đặc tính thời gian tiến hành bài test nhanh (15-20 phút); thực hiện online, sẽ giúp bạn thuận tiện hơn rất nhiều. Nhất là, Viện Quest sẽ xuất báo cáo trả về trong ngày; cùng với các chính sách khác nhằm đảm bảo nhiều nhất quyền lợi cho khách hàng. Sự hỗ trợ tư vấn khi xuất báo cáo nhằm giúp khách hàng hiểu thật rõ những giá trị mà Trait-map mang lại. Như vậy, mới kịp thời đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp.

Liên Hệ Với Quest Ngay Hôm Nay Để Nhận Tư Vấn Giải Pháp Đo Lường Năng Lực!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *